Hệ thống chữa cháy tự động sử dụng CPVC BlazeMaster tuân thủ tiêu chuẩn 7336
Công bố toàn văn tiêu chuẩn 7336-2021. Phòng cháy và chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt ban hành Ngày 29-10-2021. Hiện tại đã được cập nhật mới trong năm 2023 tại đây TCVN 7336 Thiết kế và lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động (tctoancau.com).
Trong tiêu chuẩn 7336: Hệ thống đường ống phi kim loại được sử dụng, và BlazeMaster CPVC là sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế như ASTM F442 và TCVN 12653
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7336 : 2021
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG BẰNG NƯỚC, BỌT – YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT
Fire protection – Water, foam automatic fire-extinguishing systems – Design and installation requirements
Lời nói đầu
TCVN 7336 : 2021 thay thế TCVN 7336 : 2003
TCVN 7336 : 2021 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn SP 5.13130.2009 của Liên Bang Nga
TCVN 7336 : 2021 do Cục cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY – HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG BẰNG NƯỚC, BỌT – YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT
Fire protection – Water, foam automatic fire-extinguishing systems – Design and installation requirements
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt cho nhà và công trình.
1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt cho:
– Nhà và công trình được thiết kế theo các quy định đặc biệt;
– Thiết bị công nghệ nằm bên ngoài nhà;
– Nhà kho có giá đỡ di động.
1.3 Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt cho đám cháy kim loại, cũng như các chất và vật liệu có hoạt tính hóa học mạnh, bao gồm:
– Các chất phản ứng với chất chữa cháy gây nổ (hợp chất nhôm, kim loại kiềm,…);
– Các chất phân hủy khi tương tác với chất chữa cháy và giải phóng các khí dễ cháy (hợp chất lithium, azide chì, hydrua nhôm, kẽm, magiê);
– Các chất tương tác với chất chữa cháy có tác dụng tỏa nhiệt mạnh (axit sulfuric, titan clorua,…);
– Các chất tự cháy khi tiếp xúc với nước (natri hydrosulfite,…).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6305-1: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler
3 Các thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Chữa cháy tự động (Automatic extinguishing)
Tự động kích hoạt các thiết bị chữa cháy mà không cần sự can thiệp của con người.
3.2
Hệ thống chữa cháy tự động (Automatic extinguishing system)
Hệ thống chữa cháy được tự động kích hoạt khi các yếu tố của đám cháy đạt ngưỡng tác động trong khu vực bảo vệ.
3.3
Thiết bị cấp nước tự động (Automatic water feeder)
Thiết bị cấp nước tự động bảo đảm áp lực cần thiết trong đường ống cho trạng thái kích hoạt của bộ điều khiển.
3.4
Máy gia tốc (Accelerator)
Thiết bị tăng tốc độ xả khí trong đường ống được duy trì áp lực bằng khí nén ở trạng thái thường trực khi đầu phun Sprinkler được kích hoạt.
3.5
Đường ống nhánh (Branch of distribution pipeline)
Phần đường ống kết nối từ đường ống chính
3.6
Đường ống ướt (Water-filled pipeline)
Đường ống được duy trì áp lực bằng nước.
CHÚ THÍCH: Thiết kế để hoạt động trong điều kiện nhiệt độ dương.
3.7
Đường ống khô (Air-filled pipeline)
Đường ống được duy trì áp lực bằng khí nén.
3.8
Thiết bị cấp nước (Water feeder)
Thiết bị đảm bảo hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động với lưu lượng và áp lực tính toán của nước/dung dịch chữa cháy trong một thời gian xác định.
3.9
Thiết bị cấp nước phụ trợ (Auxiliary water feeder)
Thiết bị cấp nước tự động duy trì áp suất cần thiết trong đường ống để kích hoạt bộ điều khiển, cũng như duy trì lưu lượng và áp suất cần thiết của nước/dung dịch chữa cháy cho đến khi kích hoạt chế độ chữa cháy của thiết bị cấp nước chính.
3.10
Chế độ chờ của hệ thống chữa cháy tự động (Standby mode of automatic extinguishing system)
Trạng thái thường trực của hệ thống chữa cháy tự động.
3.11
Đầu phun chủ đạo (Dictating irrigator)
Đầu phun nằm ở vị trí bất lợi nhất về thủy lực, thường là vị trí cao nhất/xa nhất từ bộ điều khiển.
3.12
Kích hoạt hệ thống từ xa (Remote activation of the system)
Khởi động hệ thống bằng tay từ các thiết bị được đặt trong hoặc gần khu vực được bảo vệ hoặc tại phòng trực điều khiển chống cháy.
3.13
Bộ trộn bọt (Metering unit)
Thiết bị được thiết kế để hòa trộn chất tạo bọt với nước theo tỷ lệ.
3.14
Đầu phun (Irrigator)
Thiết bị được thiết kế để phun nước, dung dịch chữa cháy nhằm dập tắt, ngăn chặn đám cháy.
3.15
Đầu phun Sprinkler (Sprinkler irrigator)
Đầu phun có cơ cấu nhạy cảm với nhiệt được thiết kế để tác động ở một nhiệt độ xác định trước.
3.16
Đầu phun Drencher (Drencher irrigator)
Đầu phun với đầu ra hở.
3.17
Diện tích phun tối thiểu (Minimum irrigation area)
Diện tích theo quy định (đối với hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler) hoặc theo tính toán (đối với hệ thống chữa cháy tự động Drencher) được chữa cháy với cường độ phun và lưu lượng chất chữa cháy theo tiêu chuẩn.
3.18
Thời gian đáp ứng của hệ thống chữa cháy tự động (Respone time of extinguishing system)
Thời gian từ khi các yếu tố của đám cháy đạt đến ngưỡng làm việc của đầu báo cháy, đầu phun nước hoặc thiết bị kích hoạt cho đến khi bắt đầu phun chất chữa cháy vào khu vực bảo vệ.
CHÚ THÍCH: Đối với hệ thống chữa cháy cần độ trễ trước khi giải phóng chất chữa cháy để sơ tán người khỏi khu vực được bảo vệ để điều khiển liên động các thiết bị, thời gian trễ này được tính vào thời gian đáp ứng của hệ thống.
3.19
Cường độ phun chất chữa cháy (Indensity of extinguishing agent supply)
Lượng chất chữa cháy được phun vào đám cháy tính theo một đơn vị diện tích (thể tích) trên một đơn vị thời gian.
3.20
Bình làm trễ (Retard chamber)
Thiết bị được lắp đặt trên van báo động để giảm thiểu khả năng báo động sai khi mở van báo động do biến động áp suất đột ngột của nguồn cấp nước.
3.21
Kích hoạt cục bộ (Local actuation of a system)
Kích hoạt hệ thống từ các thiết bị được lắp đặt tại trạm bơm nước chữa cháy.
3.22
Trạm bơm nước chữa cháy (Fire pump station)
Tổ hợp các thiết bị gồm máy bơm chữa cháy, bơm bù áp và các phụ kiện khác được đấu nối thành một hệ thống để cung cấp nước chữa cháy
3.23
Thiết bị khóa (Shut-off device)
Thiết bị để mở, điều chỉnh và ngắt dòng chảy của chất chữa cháy.
3.24
Chế độ hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động (Operating mode of an automatic extinguishing system)
Hệ thống chữa cháy tự động thực hiện chức năng chữa cháy sau khi được kích hoạt.
3.25
Đường ống phân phối (Distribution pipeline)
Đường ống mà trên đó gắn các đầu phun.
3.26
Dự trữ chất chữa cháy (Reserve of extinguishing agent)
Lượng chất chữa cháy dự trữ cần thiết, sẵn sàng để sử dụng ngay trong trường hợp cháy lại hoặc khi không lấy được chất chữa cháy từ nguồn chính.
3.27
Cụm bảo vệ của hệ thống chữa cháy (Section of extinguishing system)
Một phần của hệ thống chữa cháy, cấu thành bởi đường ống chính, đường ống nhánh, bộ điều khiển và thiết bị kỹ thuật để cung cấp chất chữa cháy cho vùng được bảo vệ.
3.28
Công tắc áp lực (Pressure switch)
Thiết bị chuyển đổi tín hiệu áp suất thành lệnh logic.
3.29
Công tắc dòng chảy (Flow switch)
Thiết bị chuyển đổi giá trị lưu lượng xác định trong đường ống thành lệnh logic.
3.30
Van báo động (Alarm valve)
Van thường đóng được thiết kế để phát tín hiệu báo động và cho chất chữa cháy đi qua khi đầu phun được kích hoạt.
3.31 Lưu lượng của màn nước (Specific flow rate of water curtain)
Lưu lượng nước trên một mét chiều dài và trên một đơn vị thời gian.
3.32
Bộ điều khiển (Control unit)
Tổ hợp các thiết bị kỹ thuật của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt (đường ống, phụ kiện đường ống, thiết bị khóa và thiết bị tín hiệu, cơ cấu mở nhanh hoặc điều tiết, bình làm trễ, thiết bị đo và các thiết bị khác) được đặt giữa đường ống cấp và đường ống chính để điều khiển trạng thái và kiểm tra khả năng của hệ thống này trong quá trình hoạt động, cũng như để cung cấp chất chữa cháy và phát tín hiệu cần thiết để điều khiển các thiết bị tự động (bơm chữa cháy, hệ thống báo động, thông gió, thiết bị công nghệ và các thiết bị khác)
3.33
Máy nén (bù) khí (Air compensator)
Thiết bị bù lại lượng khí bị rò rỉ trên đường ống chính và đường ống phân phối khô để giảm thiểu khả năng hoạt động sai của van báo động.
4 Các quy định chung
4.1 Hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt ngoài chức năng chữa cháy phải đồng thời thực hiện chức năng báo cháy.
4.2 Loại hệ thống chữa cháy tự động, phương pháp chữa cháy, loại chất chữa cháy phải tính đến nguy cơ cháy và tính chất lý hóa của các chất cháy và đặc điểm của đối tượng cần bảo vệ.
4.3 Khi lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động trong nhà và công trình có các phòng riêng biệt mà theo quy định chỉ cần có hệ thống báo cháy, có thể thay thế bằng cách lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động. Trong trường hợp này, cường độ phun phải đảm bảo theo tiêu chuẩn nhưng không quy định lưu lượng, thời gian chữa cháy.
4.4 Việc kích hoạt hệ thống phải theo các tín hiệu điều khiển (đóng, ngắt) thiết bị trong khu vực được bảo vệ theo yêu cầu công nghệ hoặc các yêu cầu của tiêu chuẩn này trước khi phun chất chữa cháy.
5 Các hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, Drencher bằng nước, bọt
5.1.1 Hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt phải thực hiện chức năng dập tắt đám cháy hoặc ngăn chặn cháy lan.
5.1.2 Hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt được chia thành hệ thống Sprinkler, hệ thống Drencher và hệ thống Sprinkler-Drencher.
5.1.3 Các thông số của các hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt nêu tại Điều 5.1.2 (cường độ phun tối thiểu, lưu lượng tối thiểu, diện tích tính toán tối thiểu, thời gian phun tối thiểu và khoảng cách tối đa giữa các đầu phun) được quy định tại Bảng 1, 2, 3 và nhóm nguy cơ phát sinh cháy theo quy định tại Phụ lục A.
Bảng 1. Các thông số của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt
Nhóm nguy cơ phát sinh cháy | Cường độ phun tối thiểu (l/s.m2) | Lưu lượng tối thiểu(1) (l/s) | Diện tích tính toán tối thiểu(1) (m2) | Thời gian phun tối thiểu | Khoảng cách tối đa giữa các đầu phun (1) (m) | ||
Bằng nước | Bằng dung dịch chất tạo bọt | Bằng nước | Bằng dung dịch chất tạo bọt | ||||
1 | 0,08 | – | 10 | – | 60 | 30 | 4 |
2 | 0,12 | 0,08 | 30 | 20 | 120 | 60 | 4 |
3 | 0,24 | 0,12 | 60 | 30 | 120 | 60 | 4 |
4.1 | 0,3 | 0,15 | 110 | 55 | 180 | 60 | 4 |
4.2 | – | 0,17 | – | 65 | 180 | 60 | 3 |
5 | Theo bảng 2 | 90 | 60 | 3 | |||
6 | Theo bảng 2 | 90 | 60 | 3 | |||
7 | Theo bảng 2 | 90 | (10-25)(2) | 3 | |||
CHÚ THÍCH 1: (1) Áp dụng với với hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler-Drencher; (2) Thời gian phun của hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt bội số nở thấp và trung bình để chữa cháy theo diện tích: 25 min – đối với các phòng thuộc nguy cơ cháy nhóm 7; 15 min – đối với các phòng thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B và C1; 10 min – đối với các phòng thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ C2 và C3.CHÚ THÍCH 2: Nhóm nguy cơ phát sinh cháy được quy định trong Phụ lục A. CHÚ THÍCH 3: Đối với hệ thống chữa cháy sử dụng nước pha thêm chất phụ gia (bảo đảm theo thông số kỹ thuật, yêu cầu của nhà sản xuất) để tăng khả năng thẩm thấu trên nguyên lý pha chất tạo bọt, cường độ phun và lưu lượng cho phép giảm 1,5 lần so với nước. CHÚ THÍCH 4: Đối với hệ thống Sprinkler, các giá trị cường độ phun và lưu lượng nước hoặc dung dịch chất tạo bọt, được áp dụng cho các phòng cao dưới 10 m, cũng như cho các gian phòng có ô lấy sáng với tổng diện tích ô lấy sáng trên mái không quá 10% diện tích. Chiều cao của các gian phòng có ô lấy sáng khi diện tích ô lấy sáng hơn 10% được lấy đến phần mái che. Các thông số quy định của việc lắp đặt cho các phòng có chiều cao từ 10 đến 20 m được thực hiện theo các bảng 2, 3 CHÚ THÍCH 5: Nếu khu vực được bảo vệ thực tế (Stt) nhỏ hơn diện tích tính toán tối thiểu (S) được quy định trong Bảng 1, thì lưu lượng thực tế có thể giảm theo hệ số K = Stt / S CHÚ THÍCH 6: Để tính toán lưu lượng của hệ thống Drencher, cần xác định số lượng đầu phun trong khu vực chữa cháy của hệ thống và tính toán theo Phụ lục B (đối với cường độ phun theo Bảng 1, 2, 3, tương ứng với nhóm nguy cơ phát sinh cháy trong Phụ lục A). CHÚ THÍCH 7: Bảng này thể hiện cường độ phun của dung dịch chất tạo bọt thông thường. CHÚ THÍCH 8: Đối với hệ thống chữa cháy Drencher, cho phép bố trí khoảng cách giữa các đầu phun lớn hơn trong Bảng 1, khi đó các đầu phun phải bảo đảm các giá trị cường độ phun của toàn bộ khu vực được bảo vệ và không mâu thuẫn với các tài liệu kỹ thuật cho loại đầu phun này. CHÚ THÍCH 9: Khoảng cách giữa các đầu phun dưới trần, mái dốc được xác định theo phương ngang. |
Xem thêm trong file đính kèm hoặc xem bản mới nhất tại đây
Liên hệ tư vấn thiết kế và mua ống chữa cháy CPVC BlazeMaster chính hãng cho hệ thống chữa cháy tự động bằng nước.
Tầng 5, Tòa nhà HUD3, số 121-123 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội
Kho: SEC – Mỹ Đình – Hà Nội: